Tin tức

TÁC DỤNG CỦA CANXI VÀ NÊN BỔ SUNG NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?


Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in /var/www/envycherry.com/wp-includes/formatting.php on line 4798

Chúng ta hay được nghe về tầm quan trọng của canxi với xương và răng cũng như lời khuyên đặc biệt bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Vậy các bạn có bao giờ tự hỏi canxi là gì? Tại sao phải bổ sung canxi hay tác dụng của canxi và nên bổ sung canxi như thế nào là tốt nhất? Cùng mình chia sẻ ngay sau đây nhé!

 

Canxi là gì?

 

Canxi nguyên tố thiết yếu cho sinh vật sống. Khoảng 99% canxi trong cơ thể được tìm thấy trong xương và răng và 1% còn lại khác được tìm thấy trong các bộ phận khác. Bên cạnh vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và răng, canxi còn giúp duy trì hoạt động của các cơ bắp, kích thích máu lưu thông và phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh đồng thời điều tiết các hooc môn trong cơ thể.

Theo Wikipedia, “Canxi là một thành phần quan trọng của khẩu phần dinh dưỡng. Sự thiếu hụt rất nhỏ của nó đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng. Thừa canxi có thể dẫn đến sỏi thận (vì khi nồng độ cao dễ bị kết tinh gây ngưng trệ quá trình bài tiết).”

 

 

Tác dụng của canxi?

 

Tác dụng của canxi với sức khỏe xương khớp và răng

 

Canxi có vai trò đặc biệt quan trọng đối với xương khớp, đặc biệt là với sự phát triển của trẻ nhỏ. Canxi là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao của chúng ta. Canxi còn là một dưỡng chất quan trọng duy trì sự chắc khỏe của xương. Nếu trẻ bị thiếu canxi sẽ chậm lớn, hạn chế chiều cao, còi xương hoặc xương bị biến dạng. Giai đoạn quan trọng cần bổ sung canxi đó chính là độ tuổi từ 7 – 9 và 13 – 16 tuổi. Mỗi ngày cần bổ sung đủ 1000mg để cơ thể phát triển khỏe mạnh.

Thiếu hút canxi còn khiến cơ thể lấy canxi từ xương vào máu từ đó dẫn đến tình trạng loãng xương .

Thiếu canxi khiến răng không đều hoặc bị dị hình, chất lượng răng kém, dễ bị sâu răng chính vì vậy chúng ta cần bổ sung canxi đầy đủ và hợp lý cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

 

Tác dụng của canxi với hệ cơ

 

Các ion canxi góp vai trò quan trọng trong các hoạt động co giãn của cơ bắp, thiếu hụt canxi sẽ làm khả năng đàn hồi của cơ bắp kém đi.

Với cơ tim, thiếu hụt canxi khiến khả năng co bóp ở tim kém hơn, chức năng lưu thông máu kém làm cho lượng oxy và dưỡng chất được chuyển tới các cơ ít hơn, gây ra cảm giác mệt mỏi. Cùng với triệu chứng mệt mỏi, một số người thậm chí còn có thể bị khó thở, thiếu sức chịu đựng và đau nhức cơ bắp do thiếu oxy.Tuần hoàn máu kém cũng gây khó thở, đau nhức cơ bắp và khó khăn trong duy trì các hoạt động hàng ngày.

Với “cơ trơn”: thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, gây cảm giác chán ăn, đầy bụng, táo bón, sản phụ sau khi sinh nở tử cung co chậm và yếu, khó đẻ, đẻ non…người già đái dầm.

Với cơ bắp: khi thiếu hụt canxi ở cơ bắp sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, yếu sức, chân tay rã rời, thể lực kém…

 

Tác dụng của canxi với hệ thần kinh

 

Canxi có vai trò quan trọng với hệ thần kinh. Các Ion Canxi tham gia vào tế bào phóng thích acetylcholine, norephenephrin, tham gia vào hoạt động vùng dưới đồi, tuyến yên; thúc đẩy việc phòng thích hormon cortical, nhằm đảm bảo sự dẫn truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh với nhau và giữa tế thần kinh với các tế bào khác. Khi bị thiếu hụt canxi, các hoạt động truyền dẫn của hệ thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm. Nếu trẻ nhỏ thiếu canxi, thông thường sẽ có biểu hiện quấy khóc về đêm, ngủ dễ giật mình, không tập trung tinh thần, dễ nổi cáu và rối loạn chức năng vận động. Người già khi thiếu canxi dễ bị suy nhược thần kinh, khả năng điều tiết thần kinh bị suy giảm, trí nhớ kém, tinh thần không ổn định, đau đầu, tính khí thất thường…

Bên cạnh đó, canxi còn có nhiều tác dụng với sức khỏe con người như:

Ion canxi giúp bảo vệ đường hô hấp: thường xuyên sử dụng canxi sẽ giúp người mắc bệnh phế quản mãn tính hoặc bệnh phổi sớm đẩy lùi bệnh tật.

Ion canxi còn có tác dụng kết dính các tế bào lại với nhau. Nếu trong dịch thể thiếu ion canxi thì tế bào kém khả năng kết dính, tổ chức khí quan sẽ kém hoàn chỉnh, từ đó công năng của các khí quan sẽ bị suy giảm.

Canxi giúp điều trị một số chứng bệnh xuất huyết và bệnh dị ứng.

Đặc biệt, canxi có vai trò quan trọng trong việc làm đông máu, giảm thiểu tình trạng máu thấm ra ngoài mao mạch. Canxi có tác dụng kích hoạt các enzyme, làm giảm mỡ máu và giảm béo phì hiệu quả.

Canxi là yếu tố phát hiện sớm nhất những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Canxi giữ vai trò kích hoạt khả năng di chuyển và bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh của bạch cầu.

 

 

Nên bổ sung canxi như thế nào là tốt nhất?

 

Mỗi ngày con người cần 1 lượng canxi từ 800-1000mg. Nhu cầu này có thể thay đổi ở những đối tượng khác nhau như trẻ em chậm lớn, người già và phụ nữ mang thai… tuy nhiên việc điều chỉnh cần có sự tư vấn của bác sĩ, không nên tự ý bổ sung viên uống quá 2000mg/ngày vì có thể gây sỏi thận, làm giảm khả năng hấp thụ sắt, kẽm, magie…

Các chuyên gia chỉ ra rằng:

Bổ sung canxi vào buổi sáng mới mang lại hiệu quả cao. Lý do là bởi, khi bổ sung canxi cần vận động để lượng canxi đưa vào có thời gian kịp chuyển vào đích là khung xương, vì vậy uống vào buổi sáng hoặc trưa với lượng nước nhiều sẽ hiệu quả nhất thay vì uống vào buổi tối hay buổi chiều sẽ khiến canxi bị lắng đọng, nguy cơ gây nên các bệnh lý khác như táo bón, sỏi thận và điển hình là chứng khó ngủ, trằn trọc.

Với trẻ em cũng vậy, uống canxi vào buổi sáng, trẻ sau đó có nhiều cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp cho cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn nhiều lần. Tốt nhất là trước khi trẻ ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 tiếng.

Với phụ nữ mang thai, nên uống canxi vào buổi sáng là tốt nhất, sau khi ăn sáng hoặc ăn trưa, uống càng cách xa viên sắt càng tốt, có thể chia nhỏ thành 2-3 lần uống, tuyệt đối không uống vào buổi tối vì dễ hình thành sỏi thận.

 

 

Nên bổ sung canxi tự nhiên từ các nguồn thực phẩm. Các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến

Sữa và các thực phẩm từ sữa.

Rau bina, rau cải xoăn.

Chuối: Chuối giúp cơ thể tăng cường lượng canxi cần thiết, cung cấp kali và chất điện phân giúp ngăn ngừa sự thoái hóa của xương để giúp xương khỏe mạnh và phát triển

Hải sản: Tôm, cua, cáy, ốc, cá, mực… Các loại hải sản không chỉ giàu canxin mà còn chứa rất nhiều khoáng chất hữu ích khác như: Kali, photpho, magie và protein hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng chiều cao và nâng cao sức khỏe.

Vitamin D là cần thiết để hấp thụ canxi. Vitamin D: Loại vitamin thiết yếu này góp phần làm cho xương chắc khỏe và ổn định bền vững. Sự thiếu hụt vitamin D có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển. Khi một người không nhận được lượng đủ lượng vitamin D theo đúng yêu cầu, xương và răng sẽ dần yếu đi. Các thực phẩm giàu vitamin D như sữa, cà chua, trái cây họ cam quýt, khoai tây và súp lơ. Việc tắm ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm cũng giúp cơ thể nạp lượng vitamin D rất tốt

0/5 (0 Reviews)